Bệnh lao: Là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis- MTB) gây nên. Bệnh lao có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến ( chiếm 80- 85%), nguồn lây chính cho người xung quanh. Bệnh lao lây qua đường không khí do hít phải các hạt bụi nhỏ có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi.
Triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh lao phổi
Đối với người lớn
- Ho kéo dài trên 02 tuần ( ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra có thể có các biểu hiện :
- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi;
- Sốt nhẹ về chiều, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 02 tuần;
- Ra mồ hôi đêm;
- Đau ngực đôi khi khó thở
Đối với trẻ em
Bệnh diễn biến kéo dài trên 02 tuần, với ít nhất một trong các biểu hiện:
- Ho kéo dài;
- Khò khè kéo dài, tái diễn không đáp ứng với thuốc giãn phế quản;
- Giảm cân hoặc không tăng cân không rõ nguyên nhân trong vòng 03 tháng gần đây;
- Sốt không rõ nguyên nhân;
- Mệt mỏi, giảm chơi đùa;
- Chán ăn;
- Ra mô hôi đêm
- Triệu chứng việm phổi cấp tính không đáp ứng với kháng sinh 02 tuần.
Người mắc bệnh lao cần làm gì?
– Khi có dấu hiệu nghi mắc bệnh lao, cần đi khám tại cơ sở y tế để được chụp X-Quang và lấy mẫu đờm làm xét nghiệm, không tự chữa bệnh bằng mọi cách. Điều tri càng sớm càng tốt.
– Người mắc bệnh Lao cần tuân thủ điều trị:
– Dùng thuốc đúng liều;
– Dùng thuốc đều đặn;
– Phải dùng đủ thời gian.
Hướng dẫn bệnh nhân cách lấy đờm:
+ Súc miệng sạch bằng nước thường trước khi lấy đờm
+ Hít vào thất sâu, thở ra thật mạnh. Làm 2 – 3 lần
+ Ho khạc thật sâu từ trong phổi
+ Đặt cốc đờm (đã mở nắp) vào sát miệng, nhổ đờm vào cốc
+ Đậy nắp cốc đờm, vặn chặt nắp và giao cho nhân viên y tế
Trường hợp khó khạc đờm có thể hộ trợ bằng cách vỗ rung, uống thuốc long đờm.
Lưu ý: Nếu lượng đờm quá ít < 1ml hoặc nước bọt cần làm lại các bước như trên để có mẫu đờm chất lượng.
Tiêu chuẩn mẫu đờm đạt chất lượng: Số lượng đờm từ 1 – 3 ml, có nhày mủ, không lẫn thức ăn.
Hiện nay Trung tâm Y tế Từ Kỳ đang triển khai xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB đồng thời từ nay đến tháng 02 năm 2025 Trung tâm Y tế Tứ Kỳ triển khai gửi mẫu đờm làm xét nghiệm Sinh học phân tử GENE XPERT (MIỄN PHÍ) lên Bệnh viện Phổi Hải Dương cho tất cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế có triệu chứng nghi lao.
Người có nguy cơ mắc lao cao, đặc biệt là các nhóm người bệnh tiểu đường nội trú và ngoại trú, người bệnh đến khám ngoại trú vì các bệnh lý hô hấp hoặc người bệnh mắc bệnh phổi nằm điều trị nội trú.
Các biện pháp phòng chống bệnh lao:
– Để phòng chống lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm vắc-xin phòng lao nhằm ngăn ngừa mắc bệnh lao.
– Cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tránh lây bệnh cho người nhà và những người xung quanh như hạn chế tiếp xúc, không được khạc nhổ bừa bãi, đeo khẩu trang liên tục trong 2 tháng đầu điều trị. Chăn chiếu và các vật dụng của người mắc bệnh cần được phơi nắng mỗi ngày.
– Người bị bệnh lao cần bỏ rượu, bia, thuốc lá, sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất để chống đỡ bệnh tốt hơn.
– Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, thông thoáng, hàng ngày mở cửa thông gió, có ánh nắng chiếu vào sẽ hạn chế sự tồn tại của vi khuẩn lao.
– Rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
– Khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang, không dùng chung bát chén với người bệnh khi chưa được điều trị.
Bệnh lao không di truyền. Bệnh lao có thể phòng và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Vì vậy, khi có biểu hiện ho khạc kéo dài, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi về đêm, gầy, sút cân, kém ăn, tức ngực khó thở hãy đến ngay Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ hoặc các trạm y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Xin trân trọng cảm ơn!
Một số bài viết khác:
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
QUY TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH