I ốt là một vi chất rất cần thiết để tổng hợp hormone tuyến giáp. Các hormon tuyến giáp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ và kiểm soát chức năng các tổ chức cơ thể. Hàng ngày, cơ thể con người cần khoảng 150 mcg đến 200 mcg I ốt. Nếu cơ thể tiếp nhận dưới 150 mcg i-ốt thì gây ra các rối loạn do thiếu i-ốt.
Thiếu I ốt không chỉ gây ra bướu cổ đơn thuần mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của con người: từ bào thai, sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Thiếu I ốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi. Lứa tuổi bị ảnh hưởng nhất là thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Người mẹ bị thiếu I ốt trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi mẹ thiếu I ốt nặng, trẻ sinh ra có thể đần độn vì tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, lác mắt. Ở giai đoạn cơ thể trẻ phát triển, nếu thiếu I ốt sẽ gây bệnh bướu cổ, bệnh đần độn, chậm phát triển trí tuệ, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu I ốt sẽ làm giảm hoạt động tuyến giáp gây những biểu hiện như rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng Cholesterol. Người lớn nếu thiếu I ốt sẽ gây ra bướu cổ với các biến chứng như mệt mỏi, không linh hoạt và giảm khả năng lao động. Các rối loạn do thiếu hụt I ốt làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra những hạn chế về hoạt động trí tuệ, thể lực mà không lường trước được.
Phòng bệnh
Phòng bệnh tốt nhất là bổ sung I ốt vào các bữa ăn hàng ngày.
Khi mua muối I ốt cần kiểm tra kỹ bao bì, hàm lượng muối I ốt cụ thể; bao bì nguyên vẹn, muối phải khô, sạch, không lẫn tạp chất bẩn; có nhãn mác nơi sản xuất, địa chỉ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng; có đăng ký chất lượng rõ ràng. Khi mua về cần bảo quản trong lọ có nắp đậy kín hoặc túi nilon buộc kín, để lọ muối tránh xa bếp đun, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, không cho muối I ốt vào thức ăn khi đang sào, nấu trên bếp vì I ốt dễ bị bay hơi ở nhiệt độ cao. Và đặc biệt các bà nội trợ nên sử dụng các thực phẩm giàu I ốt như: tôm, cua, cá, ghẹ, rong biển, tảo biển; các loại rau xanh đậm như: rau dền, rau đay, mồng tơi, các loại trái cây tươi, thịt và sữa trong các bữa ăn hàng ngày.
Một số bài viết khác:
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
QUY TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH